Lịch sử Xe_tải

Xe tải chạy bằng hơi nước

Một xe tải hơi nước của Anh

Xe tải và xe hơi đều có một tổ tiên chung: chiếc "fardier" chạy bằng hơi nước do Nicolas-Joseph Cugnot chế tạo năm 1769. Tuy nhiên, các xe tải chạy bằng hơi nước rất phổ biến cho tới tận giữa thập niên 1800. Thời ấy đường sá chỉ được xây dựng cho ngựaxe ngựa, khiến cho những xe tải đó ít có tính hữu dụng, thường chỉ chạy những đoạn đường ngắn từ nhà máy tới ga xe lửa gần nhất. Chiếc xe kéo móc đầu tiên xuất hiện năm 1881, được kéo bởi một máy hơi nước tên là De Dion. Các xe tải hơi nước đã được bán ở PhápHoa Kỳ cho tới tận trước Thế chiến thứ nhất, và tại Vương quốc Anh cho đến đầu Thế chiến thứ hai.

Động cơ đốt trong

Năm 1895, Karl Benz thiết kế chiếc xe tải đầu tiên trong lịch sử dụng động cơ đốt trong, một số chiếc xau đó được chuyển đổi bởi công ty xe buýt đầu tiên: Netphener. Một xe tải dùng động cơ đốt trong khác được chế tạo năm 1898 bởi Gottlieb Daimler. Những hãng khác như PeugeotRenault cũng chế tạo những chiếc của riêng họ. Thời ấy xe tải đa số dùng các động cơ hai xi lanh và có thể chở tới 1500 đến 2000 kg. Năm 1904, 700 chiếc xe tải hạng nặng đã được chế tạo tại Hoa Kỳ; 1000 vào năm 1907, 6000 vào năm 1910 và 25000 vào năm 1914.

Daimler-Lastwagen, 1896Một xe tải của Benz được Netphener company (1895) chuyển đổi thành chiếc xe buýt đầu tiên

Sau Thế chiến thứ hai, nhiều cải tiến đã được ứng dụng: lốp xe dùng không khí thay lốp cao su đặc, khởi động điện, phanh máy, động cơ 6 xi lanh, buồng lái kín, đèn điện. Chiếc xe kéo móc hiện đại đầu tiên cũng đã xuất hiện. Những nhà sản xuất xe hơi du lịch như Ford và Renault cũng đặt chân vào thị trường xe tải.

Động cơ Diesel

Dù đã được phát minh ra năm 1890, động cơ Diesel vẫn không được áp dụng nhiều vào xe tải tại châu Âu cho tới tận thập niên 1920. Ở Hoa Kỳ, khoảng thời gian để động cơ Diesel được chấp nhận còn kéo dài hơn: các động cơ dùng xăng vẫn được dùng cho các xe tải nặng trong thập niên 1970, trong khi ở châu Âu chúng đã được thay thế hoàn toàn từ 20 năm trước.

Những vấn đề pháp luật

Xe tải thường phải trả thuế cao hơn các loại xe khác chạy trên đường, và là đối tượng phải chịu nhiều quản lý chặt chẽ hơn. Những yếu tố liên quan tới điều này: xe tải lớn hơn và nặng hơn đa số các loại xe khác, và chiếm nhiều diện tích đường cũng như gây hư hỏng đường nhiều hơn; và các xe tải với tài xế của chúng ở trên đường với thời gian nhiều hơn. Các xe tải của UPS được gọi là package car ở Hoa Kỳ vì chúng được loại trừ khỏi một số loại thuế. Các quy định về thuế khác biệt tùy theo vùng tài phán.

Đa số các vùng tài phán có những quy định đối với các phương tiện thương mại, quy định tài xế làm việc bao nhiêu giờ, bao nhiêu giờ nghỉ và ngủ tối thiểu (ví dụ, 11 giờ làm/10 giờ nghỉ, và 60 giờ nghỉ trên 7 ngày), và nhiều quy định khác. Những hành vi vi phạm thường bị phạt nặng. Các dụng cụ kiểm soát thời gian làm việc của tài xế thường được lắp đặt đầy đủ.

Các xe tải cũng là đối tượng yêu cầu hạn chế tiếng ồn (bắt đầu từ Luật kiểm soát tiếng ồn của Hoa Kỳ) để bảo vệ mọi người khỏi những ảnh hưởng tới sức khỏe của tiếng ồn, bởi vì các xe tải góp phần rất lớn vào tiếng ồn trên đường vì trọng lượng lớn và số lốp nhiều cũng như các tính năng khí động học gây tiếng ồn của chúng.

Luật Cầu (Bridge Law) quy định quan hệ giữa tổng trọng lượng của xe và số lượng trục và khoảng cách giữa các trục trước và sau của xe. Mỗi nước xác định trọng lượng cho phép trên mỗi trục riêng.